Khái niệm Huyết trong Đông Y

1. Nguồn gốc hóa sinh

Huyết là thể dịch màu đỏ lưu thông trong đường mạch ở cơ thể, không ngừng tuần hoàn.
Nguồn sinh ra nó từ trung tiêu Tỳ, Vị. Đồ ăn uống vào Tỳ, Vị, hóa ra chất nước bột tinh vi, thông qua vận hóa của Tỳ, trú ở Phế mạch, lại hóa làm huyết, vì vậy thiên “Quyết khí” sách
Linh Khu viết rằng, Trung tiêu nhận khí, lấy nước chấp của khí biến hóa thành màu đỏ gọi là huyết” (Trung tiêu thụ khí, thủ chấp, biến hóa nhi xích thị vị huyết).

2. Công năng của huyết.

Huyết là thành phần tinh vi của thủy cốc hóa thành, trong đó chứa những vật chất dinh dưỡng, theo đường, mạch đi qua ngũ tạng, lục phủ, tứ chi, bách hài (trăm đốt xương), có tác
dụng nuôi dưỡng cơ thể sống. Nếu do một nguyên cơ nào đó mà máu tuần hoàn kém lưu thông, da dẻ không đủ huyết dịch, sẽ có chứng tê bại, khó chịu; tứ chi không đủ máu sẽ có chứng tứ chi không ấm, thậm chí yếu mềm không cử động đợc, vì thế, huyết là vật chất trọng yếu duy trì hoạt động sống trong cơ thể con người. Trong thì lục phủ, ngũ tạng, ngoài thì da, lông, gân, xương, tất cả đều cần đến trạng thái vận hành không ngừng của huyết dịch mới có thể nhận dinh dưỡng đầy đủ và duy trì công năng hoạt động:

Viết một bình luận