Sơ lược nền y học cổ truyền Việt Nam

Lịch sử Y học Cổ Truyền

Dân tộc Việt Nam đã có trên 4.000 năm lịch sử, có nhiều truyền thống Xây dựng đất nước, đánh giặc giữ nước, phát triển văn hoá. Nhân dân ta có nhiều kinh nghiệm phòng bệnh và chữa bệnh bảo vệ sức khoẻ và đã có một nền y học cổ truyền không ngừng phát triển qua các thời kỳ lịch sử. 10. Thời kỳ dựng nước (thời kỳ Hùng Vương 2.000 năm trước Công nguyên

Thời kỳ này y học còn truyền miệng, theo các truyền thuyết còn lưu lại thì tổ tiên ta đã có ý thức phòng bệnh như lấy gỗ làm nhà, đào giếng lấy nước ăn uống, phát minh ra lửa để nấu nướng, sưởi ấm, dùng gừng riêng làm thức ăn gia vị và chữa bệnh, biết ăn trầu để làm ấm cơ thể, biết nhuộm răng để bảo vệ răng công thức nhuộm răng: cánh kiến, ngũ bội tử vo lụt, 1 làm bánh chưng, uống nước vối.

Theo Long uý bí thư chép lại đến đầu thế kỷ thứ II trước Công nguyên đã có hàng trăm vị thuốc được phát hiện và sử dụng ở nước ta như qua giun (sử quân tử), sắn dây (át cặn) seII, quế…

1.2 Thời kỳ đấu tranh giành độc lập lần thứ nhất (mẫu 111 trước công nguyên – 888 sau Công nguyên)

Gần 1.000 năm bị phong kiến phương Bắc đô hộ, dân tộc ta đã không ngừng nổi lên chống ách ngoại xâm giành độc lập cho đất nước. Lúc này cha ông ta vẫn tiếp tục phát huy nền y học cổ truyền, tìm tòi các phương pháp chữa bệnh và các vị thuốc có trong nước, mặt khác tiếp thu nền y học Trung Quốc (Trung y, giao lưu sang nước ta.

Các vị thuốc được đưa sang Trung Quốc như trầm hương, đồi mồi, tê giác v. v… các thầy thuốc người Trung Quốc cũng sang ta chữa bệnh (như Đồng Phụng, Lâm Thắng, Thân Quang Tốn, vv…)

Từ thời kỳ này trở đi, nền y học cổ truyền của ta tiếp thu những kinh nghiệm phòng, chữa bệnh của dân tộc và những kinh nghiệm của Trung y áp dụng sáng tạo ở nước ta.

1.3. Thời kỳ độc lập giữa các thời đại: Ngô, Đinh, Lê, Lý, Trần, Hồ (năm 939-1406)

Chiến thắng oanh liệt của nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của người anh hùng dân tộc Ngô Quyền trên sông Bạch Đằng năm 938 đã kết thúc ách thống trị 1.000 năm của bọn xâm lược và mở ra một kỷ nguyên độc lập tự chủ của đất nước

Không còn thấy tài liệu ghi chép về tình hình y học dưới thời Ngô, Đinh, Le, chỉ còn lại lịch sử y học thời Lý, Trần, Hồ.

1.3.1. Thời kỳ nhà Lý (1010 – 1224)

Ở triều đình có tổ chức Ty thải y chăm lo việc bảo vệ sức khỏe cho vua, quan trong triều. Có nhiều thầy thuốc chuyên lo việc chữa bệnh cho nhân dân, phát triển việc tổ chức trồng thuốc (di tích hiện nay còn để lại: xa Đại Yên – quận Ba Đình, Hà Nội có truyền thống trồng và sử dụng thuốc từ hồi đó).

Phương pháp chữa bệnh bằng tâm lý nhất triển, đem lại nhiều màu sắc duy tâm được triều đình nâng đỡ. Năm 1136 lương y Nguyễn Chí Thành người Gia Viễn, Ninh Bình đã chữa khỏi bệnh cho Lý Thần Tông bằng tâm lý liệu pháp và được phong làm quốc sư.

1.3.2. Thời kỳ nhà Trần (1225 – 1999)

Nho giáo phát triển mạnh, chống mê tín dị đoan làm cho y học phát triển thêm một bước.

Ở triều đình ‘Ty thái y đổi thành Viên thái y , từ năm 1362 triều đình có chủ trương phát thuốc cho quân đội và nhân dân góp phần bảo vệ sức khoẻ để phòng và chống quân xâm lược Nguyên Mông

Thời kỳ này đã xuất hiện một số danh y và một số tác phẩm y học đã được xuất bản:

Phạm Công Bân thể kỷ 13 làm Thái y lệnh dưới triều vua Trần Nhân Tông và Trần Anh Tông, đã nêu gương y đức hết lòng thương yêu người bệnh, không phân biệt giàu nghèo, tự bỏ tiền ra xây dựng nơi chữa bệnh và phát thuốc cho nhân dân, đã cứu sống được nhiều người.

Tuệ tĩnh: tên là Nguyễn Bá Tĩnh người xã Cẩm Vũ, huyện Cẩm Giàng tỉnh Hải Dương ngày nay, đỗ tiến sĩ không ra làm quan, đi tu, chuyên làm thuốc chữa bệnh cho nhân dân, phát hiện cây thuốc và viết sách truyền bá y học. Tác phẩm của Tuệ Tĩnh để lại gồm:

Bộ sách Nam được thân hiệu: 11 quyển gồm 580 vị thuốc có trong nước, 3.873 bài thuốc chữa 182 chứng bệnh trong 10 khoa lâm sàng.

Quyên Hồng Nghĩa giác tư y thư gồm 2 bài phú thuốc Nam (1 bằng chữ Nôm, 1 bàng chữ Hán) tóm tắt công dụng 630 vị thuốc, 13 phương gia giảm phụ thêm bổ âm đơn 1 thiên dùng thuốc theo chứng và các thiên “y luận” về lý luận cơ bản, chấn đoán học, mạch học.

Tuệ Tĩnh là người đầu tiên nêu cao khẩu hiệu “Nam dược trị Nam nhân”, phổ biến y dược học một cách dễ hiểu, dễ làm để nhân dân tự chữa bệnh bằng các phương pháp xông, cứu uống thuốc. Ông còn tuyên truyền vệ sinh, phổ biến cách giữ gìn sức khoẻ điều độ về sinh hoạt, tổng kết trong mấy vần thơ:

“Bể tinh dưỡng khi tổn thân

Thanh tâm quả dục, thủ chân luyện hình”

Danh y Tuệ Tĩnh

Ông được người đương thời và người đời sau coi là vị “Thánh thuốc Nam” là bậc đại thiện, dai nhọ, đại y và dược.

Chu Văn An (1292 – 1370), người xã Thanh Liệt, huyện Thanh Trì, Hà Nội ngày nay đã để lại một số tư liệu, bệnh án về kinh nghiệm chữa các bệnh dịch mà sau này có cháu ông như Chu Doãn Văn, Chu Xuân Lương đã ghi lại thành cuốn Y học yếu giải tập chú di biên năm 1466 và bổ sung năm 1856.

1.3.3. Thời kỳ nhà Hồ (1400 – 1406)

Nhà Hồ đã đẩy mạnh cải cách xã hội và mở rộng việc chữa bệnh cho nhân dân, xây dựng các cơ sở chữa bệnh, đẩy mạnh việc sử dụng châm cứu.

Danh y thời này là Nguyễn Đại Năng, người xã Hiệp Am huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương, phụ trách Ba thư quáng tế chuyên tổ chức các cơ sở y tế chữa bệnh cho nhân dân, đã viết quyển Châm cứu tiệp hiệu diễn ca vận dụng 120 huyệt chữa trên 100 chứng bệnh thông thường.

1.4. Thời kỳ đấu tranh giành độc lập lần thứ hai (1407 – 1427)

Nước nhà bị phong kiến nhà Minh xâm lược, thời kỳ này tuy ngắn nhưng rất tai hại đến nền văn hoá dân tộc. Chúng vơ vét sách vở, thuốc, đưa các sĩ phu, danh y Việt Nam về nước (tập Các đường di cảo của Trần Nguyên Đào, Dược thảo tân biên của Nguyễn Chí Tân) y học do đó không phát triển.

1.5. Thời kỳ độc lập dưới các triều đại hậu Lê, Tây Sơn, Nguyên (1428- 1876)

1.5.1. Thời nhà hậu Lê (1428 – 1788)

Nhà hậu Lê có nhiều chủ trương tiến bộ trong việc bảo vệ sức khoẻ cho nhân dân.

Bộ luật Hồng Đức có đặt quy chế ngành y trừng phạt người thầy thuốc kém y đức, gây tử vong bằng các thuốc độc mạnh, quy chế vệ sinh xã hội, cấm bán các loại thịt ôi thối, nghiêm cấm bỏ thuốc mê, thuốc độc. Ban hành quy chế pháp y về khám án mạng, tử thi và thương tích.

Chống tảo hôn (quy định tuổi thành hôn nam 18 nữ 16) cấm phá thai, hạn chế hút thuốc lào, phổ biến vệ sinh phòng bệnh, cách luyện tập giữ gìn sức khoẻ (Sách Bảo sinh viên thọ toát yếu do Đào Công Chính biên soạn năm 1676).

– Về tổ chức y tế, ở triều đình Thái y viện đứng đầu, có Sở lương y chữa cho quân đội, có Tế sinh đường ở các tỉnh chuyên lo việc cứu chữa bệnh tật cho nhân dân, nhất là công tác chống dịch,

Mở các kỳ thi tuyển lương y, tổ chức khoa giảng ở thái y viện, đặt các phủ chức ở phủ huyện để dạy thuốc, hiệu đính, tái bản các trước tác y học (Châm cứu tiệp hiệu diễn ca, Hồng nghĩa giác tư Y thư, Nam dược thần hiệu V.v…) soạn các sách y học mới như Y học nhập môn diễn ca, Nhân thân phú…

Nhiều danh y đã xuất hiện và đã có nhiều cống hiến cho nền y học nước nhà. Nguyễn Trực (1416 1473), quê ở xã Bối Khê, huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Tây ngày nay, đã để lại quyển Bảo anh lương phương chữa bệnh trẻ em bằng thuốc, châm cứu, xoa bóp.

Lê Hữu Trác tức Hải Thượng Lãn Ông (1720 1791), quê ở xã Văn Xá, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên ngày nay, văn hay võ giỏi, từ bỏ con đường làm quan, quyết tâm đi sâu nghiên cứu y học, đề cao tinh thần trách nhiệm chữa bệnh và cứu giúp cho bệnh nhân, bác bỏ quan niệm về “số mệnh”, trung thực tổng kết công tác y học, viết sách phổ biến công tắc vệ sinh phòng bệnh và lý luận y học.

“Cần lao cung ứng nhu cầu

Ở đời muốn sống dễ hầu ngồi không

Cần lao cơ thể trạng cường

Tinh thần vui vẻ gân xương chuyên đều.

Nhàn cư bất thiện mọi điều

Nghĩ tham làm bậy đói nghèo theo thân.

Nhàn cư ủ rũ tinh thần

Nằm nhiều khí huyết kém phần lưu thông”

…”Chớ nên ỉa bến, ỉa sông

Chi bằng ủ xuống, rải đồng tốt cây.

Quanh nhà chớ đái mà khai

Ẩm thấp sinh muỗi, tanh hôi sinh ruồi,..

Góc vườn đào hố ủ sâu

Nên làm chuồng lợn, giàn trâu xa nhà”…

“Chớ dùng nước ruộng, nước ao

Nước hồ, nước vũng, nước nào cũng dơ.

Chi bằng nước giếng, nước mưa

Nước sông, nước suối cũng chưa an toàn”

Hải Thượng Lãn Ông là tổng hợp những thành tựu của nền y học Đông phương đến thế kỷ 18, áp dụng sáng tạo vào điều kiện thiên nhiên và bệnh tật ở nước ta, tổng kết hoàn chỉnh từ lý luận đến phương pháp chữa bệnh thành bộ sách Hải Thượng y tống tâm lĩnh gồm 28 tập chia làm 88 quyển, nội dung gồm các vấn đề về đạo đức người thầy thuốc, vệ sinh phòng bệnh, lý luận cơ sở, chẩn đoán học, mạch học các phương pháp luận trị, dược học, bệnh học, các nghiệm phượng dân tộc các bệnh án, vv…

Trong công tác đào tạo cán bộ, ông luôn chú ý đến việc giáo dục đạo đức con người thầy thuốc, về tình thương yêu, phục vụ người bệnh đến cùng, tính trung thực trong nghiên cứu y học, tập Y huấn cách ngôn và các bệnh án thất bại (gọi là Âm án) do chính ông nghiêm khắc rút kinh nghiệm.

Về thuốc, ông tìm thấy thêm 300 vị thuốc mới (quyển Lĩnh Nam bản thảo) tổng hợp thêm 2.854 bài thuốc kinh nghiệm và luôn luôn khuyến khích các đồng nghiệp và học trò chú trọng các vị thuốc có trong nước để chữa bệnh:

“Có câu: đau chóng đỡ chày

Là vì không biết chữa ngay kịp thời

Thuốc thang săn có khắp nơi

Trong vườn, ngoài ruộng, trên đồi, dưới sông

Hàng ngàn thảo mộc, thú rừng

Thiếu gì thuốc bổ, thuốc công quanh mình”

“Vệ sinh yếu quyết diễn ca”

Sự nghiệp của Hải Thượng Lãn Ông rất to lớn đã làm rạng rỡ ngành y học cổ truyền nước ta.

Ngoài ra còn các vị danh y khác như Hoàng Đôn Hoà, người thôn Đa Sỹ, xã Kiến Hưng, huyện Thanh Oai, Hà Tây ngày nay, đã có công lớn trong việc tìm ra các bài thuốc chữa bệnh dịch, tổ chức y tế trong quân đội, tổ chức trồng thuốc sử dụng trong quân đội, mà sau này Trịnh Đôn Phúc ở thế kỷ 18 đã biên tập trong quyển “Hoạt nhẫn toát yếu”. Lê Đức Vọng, người làng Thọ Nam, huyện Hoài Đức, Hà Tây là một danh y về khoa mắt viết quyển Nhân khoa yếu lược năm 1638.

1.5.2. Thời kỳ nhà Tây Sơn (1788 – 1802)

Thời kỳ này chiến tranh liên tiếp, mất mùa, dịch phát triển, nên triều đình đã tăng cường chống dịch cho nhân dân (hai danh y là Nguyễn Hoàng quê ở Thanh Hoá và Nguyễn Quang Tuân phụ trách cục này).

Nguyễn Gia Phan tức Nguyễn Thế Lịch (1748 – 1817) quê ở xã An Khánh, huyện Từ Liêm, Hà Nội ngày nay, đỗ tiến sĩ làm quan, là người được triều đình Tây Sơn giao cho việc chỉ huy chống dịch đã để lại các tác phẩm: Liệu dịch phương pháp toàn tập về các bệnh dịch, Lý âm phương pháp thông tục về bệnh phụ nữ và Hộ nhi phương pháp tổng lục về bệnh trẻ em.

Nguyễn Quang Tuấn quê ở Thanh Oai, Hà Tây đã để lại tác phẩm bằng chữ Nôm là bộ La Khê phương dược và Kim ngọc quyển

1.5.3. Thời kỳ nhà Nguyễn (1802 – 1833)

Tổ chức y tế thời nhà Nguyễn giống như cuối thời nhà hậu Lê: ở triều đình có tổ chức thái y viện, ở các tỉnh có Ty lương y: có mở trường dạy thuốc ở Huế (1850); tham gia chống dịch; có đặt ra một số luật lệ và khen thưởng những người có công; tổ chức tái bản những bộ sách của Hải Thượng Lãn Ông.

Về sách có để lại 2 quyển: Nam dược tập nghiệm quốc âm của Nguyễn Quang Lượng ở Hà Nội viết về các bài thuốc Nam đơn giản và thường dùng, Nam thiên đức bảo toàn thư của Lê Đức Huệ gồm 519 vị thuốc Nam và bệnh học chữa theo phép biện chứng bằng bài thuốc dân tộc kết hợp với các cổ phương.

1.6. Thời kỳ thực dân Pháp xâm lược nước ta (1844 – 1945)

Thực dân pháp chủ trương tiêu diệt nền văn hoá dân tộc ta trong đó có nền y học cổ truyền, giải tán các tổ chức y tế thời nhà Nguyễn, loại y học cổ truyền khỏi tổ chức y tế bảo hộ, đưa nền y tế thực dân thâm nhập. Với chính sách ngu dân, chúng chỉ xây dựng một tổ chức y tế què quặt, hạn chế, tập trung ở các tỉnh thành phố chủ yếu phục vụ cho giai cấp thống trị.

Thực chất việc chữa bệnh cho nhân dân lao động là do các lương y phụ trách, do đó nhân dân vẫn tín nhiệm y học cổ truyền.

Âm mưu chia rẽ, làm mất tính chất dân tộc Việt Nam của thực dân Pháp trên các lĩnh vực chính trị văn hoá đã để lại nhiều ảnh hưởng không tốt đến việc đoàn kết những người làm công tác y tế hiện nay, đến việc thực hiện chủ trương kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại, xây dựng nền y tế Việt Nam của Đảng Cộng sản Việt Nam.

1.7. Thời kỳ nước Việt Nam dân chủ cộng hoà (1945 đến nay)

Cách mạng thánh 8 năm 1945 thành công, Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà được thành lập, mở ra một kỷ nguyên mới trong lịch sử dân tộc: kỷ nguyên độc lập tự do. Nhưng bọn thực dân xâm lược Pháp và bọn để quốc Mỹ tiếp tục xâm lược nước ta, trong điều kiện vừa kháng chiến chống bọn xâm lược vừa xây dựng đất nước, nên y tế Việt Nam trải qua 2 thời kỳ:

1.7.1. Thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945 – 1954).

Đảng và Chính phủ đã động viên các thầy thuốc, lương y, dược sĩ và các nhân viên y tế tham gia kháng chiến cứu nước, bảo vệ sức khoẻ cho cán bộ chiến sĩ, nhân dân ta.

Để giải quyết vấn đề thiếu thuốc do địch phong toả, việc tìm kiếm và thay thế thuốc bằng nguồn dược liệu trong nước phát triển, nhất là ở Nam Bộ đã sớm đề ra việc sử dụng thuốc Nam, châm cứu, điển hình là phương pháp chữa bệnh bằng tòa căn bản.

1.7.2. Thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh chống xâm lược Mỹ trong cả nước và thống nhất nước nhà (1954 – đến nay)

Hồ Chủ Tịch là người hơn ai hết quan tâm đến vấn đề kết hợp nên y học hiện đại với nền y học cổ truyền của dân tộc để xây dựng nền y học Việt Nam. Trong bức thư gửi cho Hội nghị ngành y ngày 27/2/1955, người viết “Trong những năm bị nô lệ, thì y học của ta cũng như các ngành khác bị kìm hãm. Nay chúng ta đã độc lập tự do, cán bộ cần giúp đồng bào, giúp Chính phủ xây dựng một nền y tế thích hợp với nhu cầu chữa bệnh của nhân dân ta. Y học cũng phải dựa trên nguyên tắc khoa học, dân tộc, đại chúng”. Cũng trong thư người lại chỉ rõ: ” ông cha ta ngày trước có nhiều kinh nghiệm quý báu về cách chữa bệnh bằng thuốc ta, thuốc Bắc. Để mở rộng phạm vi y học, các cô, các chú nên chú trọng nghiên cứu và phối hợp thuốc Đông và thuốc Tây”.

Nghị quyết của Đại hội Đảng lần thứ III năm 1960, Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ ngày 15/3/1961 vạch rõ toàn bộ phương hướng chủ trương kết hợp Đông, Tây y của Đảng và Chính phủ như: “Phối hợp chặt chẽ Đông y và Tây y trong công tác y tế trên các mặt phòng bệnh, chữa bệnh, sản xuất thuốc men, đào tạo cán bộ và nghiên cứu khoa học”. (Trích văn kiện Đại hội lần thứ III) và “trên cơ sở khoa học, thừa kế và phát huy những kinh nghiệm tốt của Đông y, kết hợp Đông y và Tây y nhằm tăng cường khả năng phòng bệnh và chữa bệnh cho nhân dân, tiến lên xây dựng một nền y học Việt Nam xã hội chủ nghĩa” (trích Chỉ thị 101/TTg của Thủ tướng Chính phủ).

Sau đó Thủ tướng Chính phủ lại tiếp tục ra Chỉ thị 21/CP ngày 19-21967 về vấn đề kết hợp Đông Tây y và Chỉ thị 210/TTg ngày 6 -12 -1996 về công tác dược liệu. NQ 226/CP về kế thừa phát huy… kết hợp và 30 – 8 – 1999 Chính phủ đã ra Chỉ thị 25/CP.

Bộ Y tế cũng ra nhiều thông tư hướng dẫn cụ thể việc thực hiện nghị quyết của Đại hội Đảng và chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ.

Trên 20 năm, ngành y tế đã đạt được nhiều thành tích xây dựng nền y học Việt Nam, kết hợp y học cổ truyền của dân tộc trên nhiều mặt: quan điểm xây dựng ngành, tổ chức, đào tạo, nghiên cứu y học về chữa bệnh về thuốc, biên soạn tài liệu phổ biến xây dựng ngành y tế (1973 – 1976).

a) Về tổ chức:

Đã thành lập một mạng lưới y tế nhà nước và y tế nhân dân từ trung ương đến cơ sở. Trong đó có các khoa, các bộ phận chuyên chữa bệnh bằng các phương pháp y học cổ truyền đặc biệt ở các tuyến cơ sở như xã, đại đội, xí nghiệp, vv.. thành lập Viện Y học cổ truyền Việt Nam có nhiệm vụ thừa kế, nghiên cứu nâng cao phát huy và phổ biến những phương pháp chữa bệnh của y học cổ truyền, thành lập Hội Y học cổ truyền Việt Nam tổ chức từ trung ương đến địa phương để động viên đoàn kết các vị lương y, tham gia cống hiến tài năng và kinh nghiệm và chữa bệnh để xây dựng chủ nghĩa xã hội và chống Mỹ cứu nước, thành lập các bệnh viện y học cổ truyền tỉnh, thành phố, các khoa y học cổ truyền ở các bệnh viện tỉnh v… là các trung tâm nghiên cứu và chữa bệnh bằng các phương pháp y học cổ truyền ở địa phương v.v..

b) Về đào tạo và huấn luyện:

Đã đưa môn học y học cổ truyền thành môn chính khoá tại các trường đại học và gần đây thành lập 2 khoa y học cổ truyền của ngành; thành lập các bộ môn Y học cổ truyền chuyên giảng dạy môn y dược học cổ truyền tại các cơ sở đào tạo.

Đào tạo được bác sĩ chuyên ngành y học cổ truyền trình độ đại học và sau đại học: mở các lớp huấn luyện tại Viện y học cổ truyền và các địa phương cho hàng nghìn y, bác sĩ, dược sĩ biết và thực hành các phương pháp chữa bệnh, đặc biệt là thuốc Nam và châm cứu.

c) Về nghiên cứu y học, dược học, phổ cập các phương pháp chữa bệnh y học cổ truyền

Đã bước đầu nghiên cứu về lịch sử nền y học cổ truyền của dân tộc, phát hiện được 157 vị danh y có trước tác y học, sưu tầm 562 bộ sách thuốc.

Đã tổng kết bằng các phương pháp y học cổ truyền việc chữa có hiệu quả các bệnh thông thường hay gặp trong nhân dân và một số bệnh khó chữa, mạn tính như hen phế quản, bệnh về khớp, bệnh tắc động mạch, vết thương phần mềm nhiễm trùng, gãy xương v.v..

Đã nghiên cứu xác định theo phân loại khoa học tác dụng dược lý, thành phần hoá học của nhiều vị thuốc xưa nay phải nhập, v,v.. chứng minh

nước ta có nhiều khả năng trồng trọt, khai thác nguồn dược liệu phong phú phục vụ cho chữa bệnh và xuất khẩu.

Về phổ biến y học, đã đưa mộn châm cứu, thuốc cổ truyền từ chỗ không đáng kể thành môn chữa bệnh phổ biến ở các cơ sở chữa bệnh.

d) Về xuất bản và báo chí

Đã xuất bản Tạp chí y học cổ truyền, phổ cập châm cứu và thuốc Nam, các kinh nghiệm chữa bệnh bằng các phương pháp khác của y học cổ truyền trên các báo chí của ngành: Tạp chí y học, Báo sức khoẻ, Tạp chí y học thực hành, Bản tin y học cổ truyền v.v…

Biên soạn và xuất bản các tác phẩm kinh điển như Nam dược thần hiệu (Tuệ Tĩnh), các tập trong bộ Hải Thượng y tông tâm lĩnh (Hải Thượng Lãn Ông), Thuốc Nam châm cứu, Bài giảng y học cổ truyền, 450 cây thuốc Nam, Khí công, xoa bóp, Phương pháp dưỡng sinh, Dược điển Việt Nam, hiện nay đã có 40 đầu sách về y học cổ truyền được sử dụng. Đã biên dịch tài liệu về thành tựu của nền y học cổ truyền Trung Quốc: Trung y khái luận, các bài giảng về nội khoa, phụ khoa, chậm tệ vv..

e) Về chữa bệnh

Mạng lưới y tế từ trung ương đến cơ sở, các hợp tác xã thuốc Y học cổ truyền, các tổ chức chẩn trị đã dùng các phương pháp chữa bệnh của nền Y học cổ truyền nhất là thuốc Nam và châm cứu, chữa cho hàng triệu lượt người bệnh góp phần rất tích cực vào công cuộc phục hồi sức khoẻ cho cán bộ, chiến sĩ và nhân dân ta xây dựng chủ nghĩa xã hội và chiến thắng đế quốc Mỹ xâm lược cùng bọn tay sai bán nước.

f) Về công tác sản xuất dược liệu

Trên cơ sở của công tác nghiên cứu khoa học, đã tổ chức thu hái và trồng trọt sản xuất dược liệu, cải tiến dạng bào chế theo phương pháp công nghiệp, nên đã đảm bảo một phần cho nhu cầu chữa bệnh và xuất khẩu. Tuy nhiên những thành tích đạt được trên đây mới chỉ là những kết quả bước đầu trong việc xây dựng nền y tế Việt Nam, còn khá nhiều tồn tại về các mặt tư tưởng, tổ chức, chính sách nghiên cứu y học và công tác dược liệu. Những tồn tại trên là một điều đáng tiếc trong lúc nhu cầu về phục hồi sức khoẻ của nhân dân, cán bộ và chiến sĩ ta đang đòi hỏi rất lớn, trong lúc nền kinh tế của ta đang khởi sắc và hoà nhập sau hơn 30 năm chiến tranh.

Kết luận

Năm 1976 là năm thống nhất nước nhà về mặt nhà nước, năm thành lập nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, năm kết thúc bằng Đại hội đại biểu Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ IV, mở đầu kỷ nguyên tốt đẹp nhất trong lịch sử dân tộc: cả nước thống nhất, xây dựng chủ nghĩa xã hội, vì tương lai giầu mạnh của tổ quốc, vì hạnh phúc của nhân dân.

Đại hội Đảng IV lại một nữa khẳng định phải: “Kết hợp chặt chẽ y học hiện đại với y học cổ truyền của dân tộc xây dựng nền y học Việt Nam”.

Mỗi một người cán bộ y tế cần thấy rõ dân tộc ta có một nền y học lâu đời không ngừng phát triển qua các thời kỳ lịch sử của đất nước bao gồm từ lí luận, thuốc và các phương thuốc chữa bệnh vô cùng phong phú.

Nền y học cổ truyền gồm những kinh nghiệm chữa bệnh của cha ông ta với nguồn dược liệu phong phú kết hợp với kinh nghiệm chữa bệnh của nền y học cổ truyền của nhân dân các nước láng giềng (như Cam pu chia, Lào, Trung Quốc) được áp dụng sáng tạo vào điều kiện thiên thiên, sức khoẻ, bệnh tật của nhân dân, đất nước ta.

Nền y học hiện đại là nền y học tiên tiến, là kết tinh của những thành tựu khoa học kỹ thuật của thời đại, là kinh nghiệm phong phú của nền y học các nước xã hội chủ nghĩa và nhân dân các nước có nền kinh tế phát triển.

Viết một bình luận