Cách tạo bài thuốc Đông Y và kê đơn thuốc trong Đông Y

Cách tạo bài thuốc Đông Y

Ta lấy một vị thuốc hoặc nhiều vị thuốc bào chế theo một phương pháp nhất định để chữa một bệnh nào đó thì thuốc đó gọi là một bài thuốc.

Có bài thuốc chỉ có một vị, người xưa đã từng dùng như cao Tỳ bà diệp, cao Tang chi, cao Kim anh từ, thuốc sắc Độc sâm thang hoặc như thuốc viên Hoàng liên, Diên hồ sách, thanh nhiệt tiêu viêm (chi một vị Bồ công anh chế thành) hoặc là thuốc tiêm Bản lam căn, hoặc thuốc lưu truyền trong dân gian như vị mã xi nghiên (rau sam) chữa đau bụng đi tả, ngư tinh thảo chữa bệnh ung phối, xú ngỏ đồng chữa huyết áp cao vv… Bài thuốc một vị có đặc điểm chủ yếu là chuyên chữa một bệnh, nguồn thuốc tại chỗ, nhân dân lao động dễ học biết và sử dụng, dễ nghiên cứu tính năng tác dụng và hiệu quả của vị thuốc đó, là cơ sở hình thành các bài thuốc có nhiều vị.

Có bài thuốc nhiều vị. Từ xưa đến nay dùng thuốc để chữa bệnh đều bắt đầu từ một vị thuốc. Đến khi thấy chỉ dùng một vị để chữa bệnh không đủ hiệu nghiệm mới dần dần dùng hai vị hoặc nhiều vị phối hợp lại, cùng dùng hai vị thuốc nhột lúc có thể bổ sung hạn chế của vị thuốc kia (như cùng dùng Ngô thù với Hoàng liên), khi được chất độc của vị thuốc (như cùng dùng Sinh khương với Bán hạ, làm dịu chất mạnh của thuốc (như cùng dùng Đại táo với Đình lịch) hoặc phối hợp phát huy hiệu quả lớn hơn (như cùng dùng Can khương với Phụ tử. qua việc ghép vị (phối ngũ) như vậy tác dụng của nó không giống như dùng một vị thuốc riêng lẻ. Qua thực tế chữa bệnh nhiều năm do kinh nghiệm tich lũy được mà hình thành các bài thuốc. Năm vừng nguyên tắc ghép vị thuốc thì sử dụng thuốc tốt hơn hợp với các chứng bệnh phức tạp nâng cao được kết quả điều trị. Đó là đặc điểm của y dược học Trung Quốc, chữa bệnh theo phép biện chứng. Những bài thuốc hiệu nghiệm do người xưa để lại rất là quý báu cần được khai thác, phát huy và nâng cao lên.

Nguyên tắc tạo thành bài thuốc Đông y:

Bài thuốc đông y được tạo thành bởi 3 thành phần:

Vị thuốc chủ:

Căn cứ bệnh tình chọn một, hai vị thuốc chủ yeu làn nòng cốt chữa bệnh, đó là thành phần chủ yếu. Như bài Tam thừa khí thang lấy Đại hoàng làm vị thuốc chủ tức là xác định cách chữa công hạ thực nhiệt ở vị tràng.

Vị thuốc phù trợ:

Căn cứ đặc điểm của bệnh, cân nhắc chọn vị thuốc chủ rồi lại chọn những vị thuốc khác ghép vào để vị thuốc chủ phát huy được tác dụng cần thiết để điều trị càng sát hợp với bệnh tình. Như bài Ma hoàng thang lấy Quế chi làm vị phù trợ cho Ma hoàng để tăng thêm tác dụng tần ôn giải biểu, bài Xa can Ma hoàng thang lấy Xạ can làm vị phù trợ để giảm tác dụng tần ôn hòa giải biểu của Ma hoàng mà tăng thêm công hiệu tuyến phế binh suyễn.

Thuốc tùy chứng gia thêm (tá dược):

để giải quyết những chứng phụ của bệnh như lúc chữa bệnh ngoại cảm, dùng bài Thông xị thang mà bệnh nhân ho nhiều dùng thêm Cát cánh, Hạnh nhân. Ăn kém dùng thêm Mạch nha, Thần khúc.

Ngoài 3 phần chính trên còn có một số vị thuốc Đông y gọi là sứ dược để giúp dẫn thuốc vào nơi bị bệnh như Cát cánh dẫn thuốc lên phần bị bệnh ở trên, Ngưu tất dẫn thuốc xuống phần bị bệnh ở dưới hoặc loại thuốc để điều hòa các vị thuốc khác như Cam thảo, Đại táo, Gừng tươi.

Tóm lại, nguyên tắc tạo thành bài thuốc là một bộ phận trong phép chữa bệnh biện chứng của đông y, là cách vận dụng cụ thể của “Lý, phép, phương, dược”. Chỉ có chẩn đoán chính xác, phân biệt rõ bệnh tình nặng nhẹ, thư cấp, bệnh nào chính phụ quyết định nguyên tắc điều trị, chọn đúng vị thuốc chu, vị thuốc phù trợ có mục đích thì mới tạo nên một bài thuốc hiệu nghiệm.

Nguyên tắc ghép vị thuốc:

Bài thuốc được tạo nên là do việc ghép các vị thuốc lại với nhau. Dùng một vị hoặc nhiều vị phối hợp với nhau phải tuân theo phương pháp chọn vị thuốc. Do việc ghép vị thuốc khác nhau mà tạo nên tác dụng khác nhau như Quế chi ghép với Ma hoàng thì ra mồ hôi nhưng ghép với Thược dược thì ngừng ra mồ hôi. Qua việc ghép vị thuốc, có cái tăng thêm hiệu lực của thuốc như Đại hoàng ghép với Mang tiêu thì tác dụng tà hạ càng mạnh, có cái có thể giảm bớt tính năng của thuốc như Phụ từ dùng chung với Địa hoàng thì Địa hoàng lộ ẩm, cơ thể giảm bớt tính tận nhiệt cương tác và suy âm của Phụ từ, có vị thuốc có thể khiến chế độc tính của vị thuốc khác để giảm bớt tác dụng phụ, như Bán hạ phối hợp với Sinh khương thì Sinh khương khiên chế chất độc của Bán hạ để nó có thể phát huy được tác dụng ngừng nôn khử đờm

Cần phải nêu rõ, cách tạo bài thuốc và ghép vị thuốc không phải bài nào cũng chặt chẽ, hoàn chinh mà phải nhìn một cách tổng hợp toàn diện để đánh giá tác dụng mỗi bài thuốc, có bài tạo nên tác dụng hợp đồng, tập trung như 4 vị trong bài Hoàng liên giải độc thang đều là vị thanh nhiệt tà hòa, 8 vị trong bài Bát chính tán đều là vị thanh nhiệt thông lân: : có bài tạo thành tác dụng ngược lại như cùng dùng Quế chi và Thược dược trong bài Quế chi thang, có bài cùng dùng vị hàn nhiệt (như bài Ta kim hoàn), cùng chữa bổ tà (như Hoàng long thang), biểu lý đồng trị (như bài Phòng phong thông kinh tán) vv…, đều là do bệnh tình phức tạp mà định cách chữa thích hợp, có bài thuốc ở dạng chiếu cố toàn diện như bài điều hòa khí huyết và bổ ích khí huyết trong thân thể bệnh nhân.

Định lượng mỗi vị thuốc trong thang nhiều ít, chủ yếu do bệnh tình mà định, nếu bệnh đơn giản hoặc cách chữa cần chuyển một thời gian, thì lượng thuốc cần ít nhưng tinh, nếu bệnh phức tạp cần có hai cách chữa phối hợp thì vị thuốc tất nhiên phải nhiều lên. Nếu quá nhiều vị trong một thang, có 1 lúc nó sẽ khiến chế nhau, ảnh hưởng nhau, cần phải chú ý. cho nên khi bốc thuốc cần chú ý trọng điểm, lại phải chiếu cố thỏa đáng toàn diện, sao cho nhiều mà không tạp, ít mà tinh chuyên”.

Định lượng mỗi vị thuốc trong một bài thuốc thông thường định lượng vị thuốc chủ nhiều hơn các vị khác, thuốc phản tá (tức là dược tính phản lại với vị thuốc chủ, thuốc phù trợ khiên chế vị thuốc chi) thuốc điều hòa thuốc dẫn kinh thi định lượng thường ít hơn các vị thường dùng nhưng phải xem tình hình cụ thể của bệnh và thuốc nhà định. Như bài Tả kim hoàn thì Hoàng liên là thuốc chù, Ngô thù là thuốc phản tá (cũng có thể gọi là thuốc dẫn kinh) thì tỷ lệ của 2 vị thuốc là 6/1. Bài Đại tiền thừa khi thang đều lấy Hậu phác Chi thực là thuốc phù trợ, nhưng do bệnh tình khác nhau nên định lượng Hậu phác, Chị thực trong bài Thi ra khi thang nhiều hơn gấp đôi mức thường dùng. Do vậy, định lượng vị thuốc không chỉ phân biệt vị thuốc chủ và thuốc phù trợ mà còn căn cứ bệnh tình mà gia giảm.

Gia giảm bài thuốc

Một bài thuốc dù là từ xưa hay ngày nay mới tạo nên đều có nguyên tắc và phạm vi nhất định vì vậy không thể rập khuôn cứng nhắc, lúc chẩn đoán xem bệnh cần căn cứ vào thể chất khỏe yếu của bệnh nhân, tuổi nhiều hay ít, xem xét chất lượng vị thuốc mà vận dụng gia giảm thích đáng và linh hoạt

Gia giảm biến hóa vị thuốc:

Một bài thuốc do vị thuốc gia giảm mà biến đổi công dụng và phạm vi thích ứng. Ví như bài Quế chi thang vốn là bài giải cơ, điều hòa dinh vệ thích hợp chưa biểu chứng ngoại cảm, đổ mồ hôi sợ gió mà sốt không rõ rệt, giả sử mắc bệnh ấy lại thiên thở khò khè thì thêm Hạnh nhân, Hậu phác sẽ chữa khó thở, nếu như sốt nóng biểu hiện rõ thì thêu Hoàng cần sẽ có tác dụng thoát nhiệt. Đó là trường hợp chu chứng không biến mà có thể chứng plus thì gia giảm biến hóa như vậy. Lại ví như Ma hoàng thang vốn là bài tân ôn phát nhãn nếu như biểu hàn không nặng mà họ nhiều bộ Quế chi đi, trở thành bài chi khái bình suyễn. Tuy chi giảm đi một vị những tác dụng chữa bệnh đã khác nhau.

Thay đổi cách ghép vị thuốc:

Sau khi thay đổi cách ghép các vị thuốc chủ yếu thị trực tiếp ảnh hưởng ngay đến tác dụng của bài thuốc. Lấy vị Hoàng kỳ làm ví dụ nếu ghép với Nhân sâm, Bạch truật, Thăng ma, Sài hồ trở thành bài Bo trung ích khi thang, có tác dụng thăng để bổ khí, nếu ghép với Đương quy thì trở thành bài Đường qi

bổ huyết thang có tác dụng bổ huyết, nếu ghép với Bạch truật, Phòng kỳ thi trở thành Phòng khi hoàng khi thang có tác dụng lợi thuy, nếu ghép với B Bạch truật, Phòng phong thì trở thành bài Ngọc bình phong cản, có tác dụng có biểu chi hàn nêu ghép với Xuyên sơn giáp, Gai tạo giác thì thành bài Thái nông tán có tác dụng nung mủ, nếu ghép với Quế chi, Thược dược thì thành bài Hoàng Ma kiến trºng thang có tác dụng ôn trung bộ hư: nếu ghép với Đương quy Xuyên khung, Đào nhân, Hồng hoa thì thành bài Bổ dương hoành ngũ thang có tác dụng tiêu ứ thông lạc: Nếu ghép với Miết giáp, Địa cốt bì thì thành Hoàng G miết giáp tán có tác dụng thanh hư nhiệt. Qua đó ta có thể thấy việc ghép các vị thuốc trong một bài thuốc có liên quan mật thiết đến tác dụng chủ trị nhất là thay đổi các vị thuốc chủ yếu thì tác dụng chữa bệnh của bài thuốc ấy cũng biến đổi.

Thay đổi định lượng vị thuốc:

Nếu định lượng vị thuốc trong bài thuốc biến đổi lớn thì tác dụng chính cũng biến đổi theo. Vi như bài Chi truật thang và Chi tiật hoàn cùng gồm 2 vị Chi thực và Bạch truật ghép nên. Nhưng Chì thực ở bài trước định lượng gấp đôi Bạch truật nên lấy tiêu tích đạo trẻ làm chủ, bài sau thì Bạch truật gấp đôi Chị thực nên lấy kiện tỳ hòa trung làm chủ. Bài trước nguyện chưa đầy dưới vùng ta có thủy ấm, bây giờ có người dùng để chữa sa dạ dầy cho rằng tất phải dùng nhiều thì thực mới hiệu quả; bài sau thường dùng để kiện tỳ hòa trung, trợ tiêu hóa. Qua đó ta thấy, vị thuốc giống nhau nhưng liều lượng khác nhau thì tác dụng chủ thứ của bài thuốc cũng đôi khác, phạm vi thích ứng cũng khác nhau.

Thay thế vị thuốc:

Nắm vững nguyên tắc thay đổi cách ghép các vị thuốc trong bài thuốc thì khi làn sàng chữa bệnh có thể theo phép chữa và ý nghĩa bài thuốc mà không dùng tất thảy các vị thuốc nhất là những vị thuốc quý hiếm, có thể dùng vị thuốc có dược tính tương tự thay thế mà không ảnh hưởng đến hiệu quả chữa bệnh. Ví dụ 3 vị Hoàng liên, Hoàng cầm, Hoàng bá tác dụng của nó có khác nhau nhưng đều là vị khô hàn, đều dùng thanh nhiệt tà hóa, táo thấp, cho nên có thể dùng vị này thay thế vị kia. Chị thực và Chi xác, tác dụng của nó nhanh chân khác nhau. Nhân sâm và Đảng sâm tuy mạnh yếu khác nhau nhưng có thể dùng thay thế nhau khi chữa bệnh.

Hiện nay khi chữa bệnh thường dùng sừng trâu thay Tê giác, sơn dương giác thay Linh dương giác. Trân châu mẫu thay Thạch quyết minh vv… không ảnh hưởng mấy đến hiệu quả trị bệnh. Nhưng cần chú ý khi dùng vị khác thay thế thì định lượng cần thay đổi, vị nào nhẹ thì tăng, vị nào trọng thì giản như dùng Đảng sân thay Nhân sân thi định lượng cần tăng thêm, dùng Chi thực thay Chỉ xác, định lượng nên giảm bớt.

Ngoài ra, còn có thể căn cứ vào tác dụng riêng của từng vị thuốc mà chọn vị thuốc khác thay thế để đạt một mặt tác dụng nào đó. Ví như Sơn thù có tác dụng bổ ích can thận, thì khi muốn bổ ích can thận có thể dùng Nữ trinh tử, Câu kỷ tử. Thỏ ti từ v.v… thay thế.

Cách kê đơn thuốc trong Đông y

YHCT có nhiều cách kê đơn thuốc nhưng nguyên tắc vẫn phải dựa vào tứ chẩn (Vọng, Văn, Vấn, Thiết), biện chứng luận trị, chẩn đoán, pháp điều trị để ghi một đơn thuốc với Quân, Thần, Tá, Sứ (Quân là một hoặc nhiều vị có tác dụng điều trị nguyên nhân chính, Thần là vị thuốc có tác dụng làm tăng tác dụng và hạn chế độc tính của Quân, Tá là một hoặc nhiều vị có tác dụng điều trị triệu chứng hoặc bệnh kèm theo, Sứ là một vị thuốc có tác dụng dẫn thuốc vào nơi bị bệnh và dễ uống). Có thể Thần, Tá, Sứ kiêm cho nhau và cần dựa vào thời tiết, nơi ở, đời sống, giới tính, tuổi của người bệnh để thêm hoặc bớt vị thuốc, đồng thời phải chú ý tính năng tác dụng của vị thuốc, cách phối hợp và tương tác có hại của các vị thuốc để tránh tai biến về thuốc.

Chỉ định:

Đơn thuốc YHCT có thể ghi cho tất cả các loại bệnh, nhất là bệnh mãn tính, có đơn cần kết hợp cùng hoặc sau với các phương pháp điều trị YHHĐ như điều trị ung thư, điều trị sau phẫu thuật…

Đơn thuốc YHCT ngoài dùng uống, có thể ghi điều trị bên ngoài như ngâm, rửa, rắc hoặc xoa…Cũng có thể ghi đơn để phòng bệnh.

Chống chỉ định:

  • Sau phẫu thuật tiêu hoá, phổi chưa cho phép ăn đối với thuốc uống.
  • Các bệnh không uống được có thể dùng tiêm.
  • Bệnh nhân dị ứng thuốc.
  • Bệnh nhân sợ uống thuốc YHCT.

Chuẩn bị

Cán bộ

  • Bác sỹ YHCT
  • Lương y, y sỹ YHCT.

Phương tiện

  • Phòng khám, gối bắt mạch

Bệnh nhân

  • Có đủ hồ sơ bệnh án Y học hiện đại và Y học cổ truyền.
  • Có đơn thuốc YHCT.
  • Phải có đơn lưu ghi đầy đủ liều lượng.

Các bước tiến hành.

Sau khi có chẩn đoán và pháp điều trị theo YHCT, dựa vào trình độ của thầy thuốc, tình hình bệnh, kinh tế người bệnh và điều kiện cơ sở y tế có thể dùng một trong các cách kê đơn sau:

Cách kê đơn theo toa căn bản

Cấu tạo bài thuốc: gồm hai phần:

– Phần điều hoà cơ thể là phần cơ bản gồm 6 tác dụng

Thanh nhiệt giải độcSài đất
Nhuận huyếtHuyết dụ
Lợi niệuRễ cỏ tranh
Nhuận tràngMuồng trâu
Kích thích tiêu hoáGừng hoặc xả
Nhuận ganRau má

– Phần tấn công bệnh

Dựa vào bệnh để thêm hoặc bớt vị trên cho phù hợp, cụ thể, nếu bị kiết lỵ thêm cỏ sữa, nếu mất ngủ thêm Lá vong, nếu ỉa chảy bỏ nhuận tràng gia Búp ổi…Liều dùng tuỳ thuộc vào tuổi, trẻ em bằng 1/2 – 1/4 liều người lớn.

Cách sử dụng:

– Nếu trong người nóng hoặc sốt thì dùng tươi, nếu trong người lạnh thì sao vàng…

– Các vị thuốc trên nếu thiếu thì thay bằng các vị khác cùng tác dụng như Sài đất thay Bồ công anh.

– Liều dùng và vị thuốc có thể tăng giảm tuỳ tình hình bệnh và tuổi của người bệnh.

Cách kê đơn theo nghiệm phương

Dùng các bài thuốc của thầy thuốc đã rút ra qua kinh nghiệm của bản thân, hay tập thể điều trị có kết quả, các bài thuốc này có thể đã nghiên cứu hoặc chưa nghiên cứu, phụ thuộc vào các thầy thuốc cống hiến. Ví dụ: Viên sen vông điều trị mất ngủ. BTD điều trị liệt dương…

Cách kê đơn theo gia truyền

Dùng các bài thuốc theo kinh nghiệm người xưa để lại điều trị một bệnh hoặc chứng bệnh có kết quả. Cách kê đơn này thường không thông qua lý luật YHCT, ví dụ: Thuốc Cam hàng bạc điều trị chứng suy dinh dưỡng trẻ em, không thay đổi liều lượng và thành phần.

Cách kê đơn theo cổ phương

Dùng các bài thuốc từ các sách của người xưa để lại để điều trị một bệnh hoặc một chứng bệnh nhất định. Ví dụ: bài Lục vị điều trị chứng âm hư. Các bài thuốc này có quân thần tá sứ rõ ràng.

Cách dùng có thể thêm gia vị hoặc bớt vị hoặc giảm liều lượng để phù hợp với bệnh nhưng không quá nhiều vị. Ví dụ như nếu thận âm hư thì dùng bài Lục vị, nhưng nếu mất ngủ thì thêm Viễn chí hoặc Táo nhân, nếu di tinh thì bỏ Trạch tả hoặc giảm liều, các bài thuốc cổ phương có thể bán ra thị trường không phải thử độc tính cấp và bán trường diễn.

Cách kê đơn thuốc theo đối pháp lập phương

Cách ghi này rất phổ biến, phải tuân theo pháp điều trị, sự phối ngũ các vị thuốc và Quân, Thần, tá, Sứ, bệnh cấp tính thường chỉ ghi 3 thang dùng trong 3 ngày/1 lần khám, bệnh mãn tính thường ghi 6 thang dùng trong 6-7 ngày, thuốc viên thuốc hoàn cũng dùng theo thời gian trên. Ghi đơn thuốc phải dựa vào tứ chẩn, biện chứng sau đó chẩn đoán và dựa vào chẩn đoán có pháp điều trị, dựa vào pháp điều trị để thành lập bài thuốc, ví dụ:

Qua tứ chẩn: Phát hiện các triệu chứng như người gầy, da xanh, chất lưỡi nhạt, rêu lưỡi trắng, nói và thở yếu, ăn lạnh đau bụng đày bụng, đại tiện phân nát và sống, tay chân lạnh, mạch trầm tế.

Biện chứng: Da xanh, tay chân lạnhăn lạnh đau bụng, đại tiện phân nát, rêu lưỡi trắng, mạch hàn – Đầy bụng, ăn kém, phân sống, gầy, mạch trầm tế do tỳ vị hư, mất ngủ do tỳ ảnh hưởng đến tâm

Chẩn đoán:

+ Bát cương: Lý hư hàn

+ Chẩn đoán tạng phủ: Tỳ vị hư

Pháp điều trị: Ôn trung, kiện tỳ, tiêu thực và an thần

Phương dược: (Theo đối pháp lập phương)

Mộc hương06gĐảng sâm12g
Bạch thược12gSa nhân06g
Bạch truật08gThần khuc10g
Liên nhục12gHoàng kỳ12g
Can khương06g  
Phương dược

Như vậy Mộc hương, Sa nhân, Đảng sâm, Bạch truật, Hoàng kỳ là Quân, Bạch thược là Thần, Liên nhục, Thần khúc là Tá, Can khương vừa là Sứ vừa là Quân do tác dung ôn trung.

Cách kê đơn thuốc theo kết hợp YHCT với YHHĐ

– Dùng cách kê đơn theo 5 cách trên nhưng thêm các vị thuốc YHCT đã được nghiên cứu cơ chế tác dụng của YHHĐ mà thầy thuốc đã chẩn đoán bệnh theo YHHĐ.

 – Ví dụ: Chẩn đoán YHHĐ là tiền mãn kinh, chẩn đoán YHCT là can hoả vượng dùng bài Đan chi tiêu giao chúng ta có thể cho thêm Bạch tật lê vì Bạch tật lê đã được nghiên cứu điều trị tiền mãn kinh tốt do tăng estrogen.

– Dùng cách kê đơn theo 5 cách trên có thể kết hợp thêm các thuốc của YHHĐ.

Cách sắc thuốc thang

Mỗi thang thuốc đều sắc 3 lần, mỗi lần cho hai bát lấy 1/2 bát (cũng có thể cho 3 bát lấy 1 bát), hai lần sau mỗi lần cho 3 bát còn một bát. Trộn đều chia 3 lần trong ngày để uống lúc thuốc còn ấm, thuốc bổ uống sau ăn 1 tiếng.

Vị thuốc tân tán (cay thơm) cho sau các vị thuốc khác không sắc lâu.

Chú ý:

– Khi ghi đơn thuốc YHCT phải khám bệnh tỷ mỷ (Tứ chẩn) để biện chứng rồi chẩn đoán sau đó ra một pháp điều trị phù hợp từ đó ghi đơn thuốc đảm bảo toàn diện triệt để. Khi ghi đơn thuốc chú ý Quân, Thần, Tá, Sứ, cách phối hợp các vị thuốc, tránh tương tác có hại của các vị thuốc.

– Ghi đơn thuốc phải dựa vào bệnh tình, giới, tuổi, nghề nghiệp, chỗ ở, thời tiết. Một đơn thuốc có ít vị mà tác dụng là tốt nhất.

– Ghi đơn phải chú ý tương tác giữa các vị thuốc nhất là tương tác có hại.

Tai biến và cách xử trí

– Ngộ độc thuốc uống: Phải sử trí cấp cứu như ngộ độc thức ăn.

– Phản ứng thuốc: Phải điều trị chống choáng, chống phản vệ theo phác đồ.

– Hiện nay do khoa học kỹ thuật phát triển nên đã nghiên cứu có kết quả về độc tính của các vị thuốc YHCT cho nên cần tránh.

Viết một bình luận