Thuốc giải biểu còn gọi là thuốc phát biểu, có tác dụng sơ tiết tấu lý, tuyên thông phế vệ, phát tán
ngoại tà để mồ hôi có thể giải ra, chữa tà ngoại cảm xâm nhập vào vệ biểu thân thể con người thường
biểu hiện sợ lạnh, phát nhiệt, đầu đau, mũi tịt, rêu lưỡi mỏng, mạch phù.
Thuốc giải biểu dùng các vị thuốc tân tán phát biểu, tùy theo dược tính có thể phân làm 2 loại tân
ôn giải biểu và tân lương giải biểu.
Thuốc tân ôn giải biểu là dùng các vị thuốc tính cay ấm để giải biểu, thường dùng các vị Khương
hoạt, Phòng phong, Kinh giới, Tế tân, Tô diệp, Hương nhu, Hành trắng, Sinh khương v.v…
Bài Kinh phòng, bài Độc tán là bài thuốc tiêu biểu thường dùng để giải biểu tân ôn. Tác dụng chủ
yếu của nó là dùng vị thuốc phát biểu có tính cay ấm để phát tán phong hàn, khai thông tấu lý, đạt tới
mục đích giải trừ biểu chứng thường dùng trị chứng biểu hàn do phong hàn bên ngoài thúc ép vào phế
vệ, bài thuốc tân lương giải biểu là dùng các vị thuốc có tính cay mát để phát biểu như Đậu cổ (Đậu
xị), Ngưu bàng tử, Cát căn, Phù bình, Tang diệp. Bài Ngân kiều tán là bài thuốc tiêu biểu thường dùng
các vị thuốc tân lương để giải biểu. Tác dụng chủ yếu của nó là dùng các vị thuốc tân lương phát biểu
để tán phong thanh nhiệt, sơ tiết tấu lý thường dùng chữa chứng biểu nhiệt do phong nhiệt nhập vào
phế vệ.
Do đó ta thấy phân biệt giữa tân ôn giải biểu và tân lương giải biểu chỉ ở chỗ dùng thuốc giải
biểu có tính tân ôn hoặc tính tân lương mà thôi. Nhìn về tác dụng giải biểu mà nói, thì bài thuốc tân ôn
tán hàn, phát hãn mạnh hơn còn tác dụng thanh nhiệt yếu hơn; còn bài thuốc tân lương thì phát hãn ít
hơn mà thanh nhiệt mạnh hơn, theo các sách thuốc xưa để lại thì phân biệt giữa tân ôn và tân lương rất
nghiêm ngặt vì cho rằng phong hàn phải dùng tân ôn, còn phong nhiệt phải dùng tân lương. Nhưng
ngày nay qua thực tiễn chữa bệnh, phần lớn dùng cả tân ôn cùng tân lương mà kết quả thu được lại
vừa lòng. Như chữa bệnh lưu cảm, đường hô hấp trên cảm nhiễm thường dùng bài Khương bàng bồ
bạc thang là dùng cả Khương hoạt tân ôn và Ngưu bàng, Bạc hà tân lương để phát tán ngoại tà, giải
trừ biểu chứng.
Trong bài thuốc giải biểu thường dùng các vị thuốc tuyên phế, thanh nhiệt, hóa thấp để thích ứng
với các chứng bệnh ngoại cảm nhiệt mà lúc ban đầu không đồng thời biểu hiện ra.
Vị thuốc thường dùng để tuyên phế trong bài giải biểu là Ma hoàng, Hạnh nhân, Tiền hồ, Kiết
cánh; tác dụng chủ yếu của nó là tuyên thông phế khí sau khi ghép với các vị giải biểu thì tăng thêm
khai phát tấu lý, khu tà ngoại xuất. Ví như bài Kinh phòng bại độc tán, Ngân kiều tán phối dùng Kiết
cánh là có ý nghĩa như vậy.
Trong bài giải biểu, vị thuốc thường dùng thanh nhiệt giải độc là Ngân hoa, Liên kiều, Bản lam
căn, Bồ công anh, đó là phương pháp ghép vị (phối ngũ) chủ yếu trong bài tân lương giải biểu. Ví như
trong bài Ngân kiều tán lấy Ngân hoa, Liên kiều để thanh nhiệt giải độc ghép với Đậu cổ, Ngưu vàng,
Kinh giới, Bạc hà mà trở thành bài thuốc điển hình giải biểu thanh nhiệt.
Trong bài giải biểu thường dùng các vị hóa thấp như Hậu phác, Hoắc hương, nó thích hợp với
chứng ngoại cảm biểu mà lại có triệu chứng thấp nhập bên trong (như ngực tức buồn nôn, rêu lưỡi dày
nhờn để hóa thấp bên trong mà dễ giải biểu tà bên ngoài. Về mùa hạ thường dùng bài Hương nhu ẩm,
lấy Hậu phác có tính khổ ôn (đắng ấm) táo thấp ghép với Hương nhu trục thử giải biểu, đó là một
trong những phương pháp ghép vị.
Cách sắc thuốc giải biểu, thường theo nguyên tắc ngâm nhiều đun ít là vì vị thuốc giải biểu
thường có mùi thơm thanh thoảng, đun sắc lâu quá dễ bị bay hơi, có vị như Bạc hà có thể cho vào sau
(tức là sau khi đã sắc thuốc sôi rồi mới cho vị đó vào, đun sôi trào lên 3-5 lần là được). Lúc uống
thuốc giải biểu nên uống nóng, uống thêm nhiều nước sôi, để mồ hôi ra vừa phải.